Nhái thương hiệu, mẫu mã, hàng dựng - hàng giả... UNIQLO - UNI JAPAN

Nhái thương hiệu, mẫu mã, hàng dựng – hàng giả… UNIQLO

Thương hiệu UNIQLO NHẬT BẢN đã khẳng định được vị thếhàng đầu thế giới nhờ chiến lược tài tình của Chủ tịch Tadashi Yanai, ông muôn mang đến những sản phẩm công nghệ may mặc vẫn thời trang nhưng lại hữu ích và tiện dụng.
Quần áo Uniqlo luôn đẹp, sang trọng với chất liệu tốt nhất và kiểu dáng thiết kế tỉ mỉ, kỹ càng một phần do hầu hết chi phí quảng cáo thông thường tốn kém đều được đầu tư cho bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm. UNIQLO JAPAN khẳng định mình bằng chất lượng, quảng bá bằng sự hài lòng, khuyến mại bằng niềm tin cho sản phẩm…

Chính những điều làm nên tên tuổi UNIQLO NHẬT là những miếng mồi cho kẻ trục lợi, làm ăn phi pháp, hàng giả – hàng nhái tràn lan. Trong bài viết UNIQLO  HANOI sẽ cố gắng sưu tầm, bổ sung thường xuyên các dấu hiệu nhận biết Uniqlo hàng giả, hình ảnh hàng nhái… để người tiêu dùng có những lựa chọn thông mình, không lãng phí khi mua sắm.

Cho tới thời điểm này, các sản phẩm UNIQLO NHẬT bị làm giả, làm nhái nhiều nhất:

  • Áo chống nắng Cotton Uniqlo Nhật 
  • Áo chống nắng thun lạnh Uniqlo Airism
  • Áo gió Uniqlo nam nữ chống mưa – chống nắng
  • Áo phao lông vũ Uniqlo ULD
  • Quần áo giữ nhiệu Uniqlo Heattech
  • Quần lót không viền Uniqlo Ultra Seamless
  • Tất chân Uniqlo
  • … (đang cập nhật)

Không chỉ nhái một sản phẩm thời trang.. gian thương còn mạnh dạn nhái cả Thương hiệu để sãn sàng lừa gạt người tiêu dùng: MINISO Trung hay Nhật

14368646_10154008759552098_1141784941013956043_n

Miniso nhái Uniqlo Nhật - Trích bài vết tác giả Phạm Gia Hiền trên facebook

Các bạn thân mến, những ngày qua, MINISO một thương hiệu được quảng cáo là của Nhật Bản đã xuất hiện hoành tráng tại Việt Nam. Do làm truyền thông cực mạnh trên mạng xã hội và 1 số cơ quan báo chí, nên những cửa hàng mới toanh của thương hiệu này đông nghẹt trong dịp khai trương. Thứ lôi kéo người tiêu dùng đến với MINISO, là lời quảng cáo “chuỗi cửa hàng bán lẻ đến từ Nhật Bản”, và “giá chỉ từ 43.000 đồng”. Hàng Nhật mà rẻ như thế, quá hấp dẫn.

Nhưng Miniso có phải là thương hiệu Nhật và bán hàng Nhật hay không?

Thực ra, từ năm 2014, cái tên MINISO đã là tâm điểm của 1 cuộc tranh cãi giữa người Nhật Bản và người Trung Quốc. Cụ thể: Người Nhật Bản tố cáo MINISO thực ra là chuỗi cửa hàng của Trung Quốc, nhái theo Nhật Bản, và bán đồ Trung Quốc không hơn. Vấn đề là, hàng hóa Nhật Bản luôn rất có uy tín, một thứ uy tín mà cả dân tộc họ, từng cá nhân một, nỗ lực trong bao năm trời để gây dựng. Còn Trung Quốc, vua đồ nhái của thế giới, có lý nào lại ăn theo cái thương hiệu uy tín quốc gia đó được.

Bởi vì tôi chưa bao giờ thất vọng với hàng Nhật, tôi tôn trọng uy tín của họ. Bởi vì tôi đã luôn thất vọng với hàng hóa Trung Quốc, và chúng vẫn ngày ngày bóp cổ đồng bào tôi, cả về kinh tế, lẫn sức khỏe. Bởi vì bất cứ sự lập lờ nào khiến người tiêu dùng bị ngộ nhận, đều cần được làm rõ, nên tút này để nói rõ:

1) Miniso là thương hiệu Trung Quốc, bán hàng Trung Quốc sản xuất. Đó là điều đầu tiên cần làm rõ. Thành lập từ 2013, đến 2014 thương hiệu này đã tràn ngập Quảng Châu. Các doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam chuyên buôn đồ Tàu không lạ gì thương hiệu này. Cũng năm đó, một số người Nhật bản đang sống và làm việc tại Trung Quốc đã phát hiện ra sự nhập nhèm của Miniso và vạch mặt họ. Đây là link 1 trong những blog ấy: http://ameblo.jp/enjoy-yururi-life/entry-11749824210.html

2) Bạn hãy so sánh các bức ảnh chụp thương hiệu MINISO và UNIQLO. Bạn đã bao giờ thấy thương hiệu của Nhật Bản nào thèm nhái của nhau trắng trợn đến mức này chưa? Cái này gọi là “hình thì lạ, sự hèn hạ thì quen”, phải không?

14368646_10154008759552098_1141784941013956043_n

3) Thậm chí, ngay cả cái tên MINISO cũng có thể là sự chơi chữ kiểu đánh lận con đen, bởi vì chuỗi cửa hàng lớn nhất Nhật Bản là DAISO cơ (2.900 cửa hàng). “Dai” là “Đại” (lớn), còn “Mini” chẳng phải là “tiểu” (nhỏ) hay sao? À cũng hợp lý đấy, cái gọi là “thương hiệu Nhật Bản đang rất được ưa chuộng tại nhiều nước Châu Á và trên toàn thế giới…” (lời quảng cáo trên website của MINISO Việt Nam), chỉ có 4 cửa hàng tại “quê mẹ” Nhật Bản mà thôi.

4) Yếu tố Nhật Bản của Miniso, là sự tham gia vào khâu thiết kế của ông Miyake Jyunya – một người Nhật Bản. Và ông này, trước sự truy vấn của công luận cũng như báo chí Nhật, đã thừa nhận rằng Miniso do doanh nghiệp Trung Quốc quản lý hoàn toàn cả vốn lẫn kinh doanh. Đây là link 1 trong những bài viết liên quan:http://matome.naver.jp/odai/2139939366552895501

5) Bạn vào MINISO, có thể vui lòng lật vỏ hộp hàng hóa lên, và xem hộ tôi nguồn gốc của nó từ đâu nhé. Cái “made in” hay “made by” ấy.

6) Cuối cùng, tôi nhấn mạnh rằng status này chỉ nói về vấn đề nguồn gốc hàng hóa và thương hiệu của MINISO, chứ không bàn về chất lượng. Hàng Tàu, thì nói là hàng Tàu. Thương hiệu Tàu thì nói là thương hiệu Tàu. Nếu hàng Tàu mà tốt, thì ok, hãy để người tiêu dùng quyết định có mua hay không. Còn quan điểm cá nhân à? Xin thưa, tôi sẽ không tin những kẻ đã rắp tâm lừa tôi ngay từ khi tôi còn chưa bước vào cửa tiệm của họ! Thế thôi.

(Bạn có thể dùng google translate để dịch các bài viết tôi dẫn link, và tham khảo thông tin từ bạn bè đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản về thương hiệu đình đám MINISO này. Việc bạn cẩn trọng xác minh thông tin cũng là điều tôi mong muốn, xin cảm ơn các bạn).